1. Sắp xếp, kiểm tra chứng từ, hóa đơn, sổ sách trước khi quyết toán thuế:
- Nhận chứng từ, hóa đơn, sổ sách của khách hàng;
- Phân loại chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định;
- Lập các chứng từ kế toán theo quy định;
- Lập các chứng từ Nhập, Xuất, Thu, Chi;.
- Lập các chứng từ ngân hàng, các chứng từ kế toán khác;
- Lập các văn bản, giấy tờ, hợp đồng thủ tục hành chính;
- Lưu giữ bộ chứng từ hoàn chỉnh đảm bảo quyết toán thuế.
2. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán:
- Lập hệ thống các loại sổ chi tiết: Hàng hóa, công nợ, phân bổ, khấu hao, lương…
- Lập hệ thống sổ cái các tài khoản;
- Lập Sổ nhật ký chung;
- lập Sở nhật ký đặc biệt;
- In bộ sổ sách chứng từ gồm: Bảng cân đối số phát sinh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3. Phân tích chi phí, doanh thu, kết chuyển lãi lỗ:
- Phân tích các rủi ro thuế, kế toán của khách hàng trong quá trình lưu giữ chứng từ kinh doanh, nhằm phòng tránh mất, tất lạc cho doanh nghiệp;
- Cân đối hàng hóa, các loại chi phí, lợi nhuận đảm bảo kế hoạch và quyền lợi của doanh nghiệp.
4. Tổng hợp báo cáo, hồ sơ:
- Lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng: Tờ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, quyết toán báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Lập quyết toán thuế TNDN: Tờ khai tạm tính quý, quyết toán năm;
- Lập hồ sơ khai thuế TNCN: Tờ khai thuế TNCN theo quý; tờ khai quyết toán thuế TNCN năm;
- Lập Báo cáo tài chính năm;
- Thanh tra thực tế: Ngồi làm việc, giải trình trực tiếp với thanh tra thuế khi quyết toán thực tế.
|