ĐIỂM MỚI VỀ HƯỚNG DẪN VÀ XỬ LÝ CÁC KHOẢN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TẠI THÔNG TƯ 48/2019/TT-BTC CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 10/10/2019

ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ 48/2019/TT-BTC (HƯỚNG DẪN VIỆC TRÍCH LẬP VÀ XỬ LÝ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG) 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đà Nẵng, ngày 20/02/2024

Ngày 08 tháng 08 năm 2019, BTC đã ban hành Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng, thay thế Thông tư 228/2009/TT-BTC và các hướng dẫn liên quan.Thông tư 48 sẽ có hiệu lực vào ngày 10 tháng 10 năm 2019Một số thay đổi đáng lưu ý tại Thông tư 48 như sau:

 

1. Mục đích:

 

- Thông tư 48/2019/TT-BTC đã nêu rõ mục đích ra đời của Thông tư:

“Thông tư này hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng ... làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.”

 

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 

- Sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang không còn thuộc danh mục “Hàng tồn kho” cho mục đích trích lập dự phòng.

- Bổ sung hàng đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế vào danh mục “hàng tồn kho” cho mục đích trích lập dự phòng.

- Doanh nghiệp có thể thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý.

 

3. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

 

- Bổ sung trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp vào danh sách chứng khoán cho mục đích trích lập dự phòng tổn thất đầu tư

- Quy định giá thị trường của chứng khoán để trích lập dự phòng trong một số trường hợp cụ thể , như:  

         + Chứng khoán niêm yết không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày thực hiện dự phòng

         + Cổ phiếu đăng ký giao dịch của các công ty chưa niêm yết và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom)

         + Các loại trái phiếu như kể trên

- Bổ sung hướng dẫn trích lập dự phòng đối với công ty mua bán nợ đầu tư vào công ty cổ phần thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp

- Doanh nghiệp góp vốn không được được trích lập dự phòng khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhận vốn góp không cùng thời điểm với báo cáo tài chính của doanh nghiệp góp vốn, trừ một số trường hợp đặc biệt

- Bổ sung hướng dẫn xử lý các khoản dự phòng trong trường hợp khoản đầu tư được chuyển nhượng

 

4. Dự phòng nợ phải thu khó đòi

 

 - Xác nhận công nợ đối với việc các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi có thể được thay thế bằng văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát)

 - Bổ sung hướng dẫn về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thôngkinh doanh bán lẻ hàng hóa, theo đó, doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng trở lên (thay cho 6 tháng đối với doanh nghiệp khác).

- Bổ sung hướng dẫn về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho các công ty mua bán nợ

- Không thực hiện trích lập dự phòng khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán phát sinh từ khoản cổ tứclợi nhuận được chia do góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác

- Trong trường hợp phát sinh cả khoản phải thu và phải trả của một đối tượng nợ, doanh nghiệp trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả.

- Khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải được theo dõi và trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tổi thiểu 10 năm, không giới hạn số năm tối đa.

 

5. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

 

- Bổ sung “dịch vụ” thuộc đối tượng được trích lập dự phòng bảo hành.

- Hoàn nhập dự phòng bảo hành ghi giảm chi phí trong kỳ, trừ trường hợp hết thời hạn bảo hành, doanh nghiệp không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, thì số dư còn lại được hoàn nhập vào thu nhập khác trong kỳ của doanh nghiệp. Theo Thông tư 78 về thuế TNDN, hoàn nhập bảo hành công trình được coi là thu nhập khác.

 

6. Những thay đổi đáng chú ý khác

 

- Việc trích lâp dự phòng của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải tuân theo hướng dẫn của Thông tư 48, ngoại trừ việc trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

- Doanh nghiệp không được trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài. Số dư dự phòng các khoản đầu tư ra nước ngoài mà doanh nghiệp đã trích lập đến trước thời điểm hiệu lực của Thông tư 48 được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2019.

- Thời gian trích lập dự phòngthời điểm lập báo cáo tài chính năm. Việc trích lập dự phòng tại thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ đã bị bãi bỏ tại Thông tư 48.

 

Tham khảo nguồn tài liệu của KPMG

 

------------------------------------------------------------------

 - Đại lý thuế ATT chuyên:

  • ​Dịch vụ kế toán thuế.
  • Cung cấp Hóa đơn điện tử, Chữ ký số.
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thay đổi thông tin DN, tạm ngừng kinh doanh, giải thể DN

​- Hotline tư vấn: 0905.654.656: Ms Trang - 0935.069.669: Ms Toan

- Trụ sở chính: Tầng 4, 168 Lý Thái Tông,  Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

- Website: https://www.ketoanatt.com/

 

Danh mục bài viết

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 3
Hôm nay: 698
Hotline tư vấn:
0905.654.656