GIẢM GIÁ HÀNG BÁN & HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

CÁCH XUẤT HÓA ĐƠN, KÊ KHAI VÀ HẠCH TOÁN ĐỐI VỚI 2 TRƯỜNG HỢP: GIẢM GIÁ HÀNG BÁN & HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đà Nẵng, ngày 09/01/2024

A. HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

 

I. Cách xuất hóa đơn:

 

Công văn số 4511/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 11/10/2023:

Bên bán nhận lại hàng hóa trả lại một phần hoặc toàn bộ thì thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế cho hóa đơn đã lập theo khoản 1 Điều 4 và điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.”

 

Công văn số 2121/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 29/05/2023

“Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.”

 

=> Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, người bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế cho hóa đơn đã lập.

 

II. Cách hạch toán:

 

1. Bên bán hàng:

Khi nhận hàng bán bị trả lại kế toán hạch toán:

 

- Giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 156 - Giá trị hàng bị trả lại

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

 

- Giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra của hàng bị trả lại:

Nợ TK 5212 (TT 200)/ TK511 (TT133) – Giá trị hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT tương ứng với hàng bán bị trả lại

Có TK 111/112/131 - Tổng tiền trả lại cho khách hàng

 

- Nếu DN áp dụng TT200 -> phát sinh TK 5212 -> Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

 

2. Bên mua hàng

Khi trả lại hàng đã mua bên người bán đã xuất hóa đơn điều chỉnh/ thay thế cho hàng bán bị trả lại, kế toán căn cứ vào hóa đơn này ghi nhận:

 

- Giảm hàng tồn kho và thuế GTGT đầu vào (nếu có) của hàng trả lại:

Nợ 111/112/131 - Tổng tiền người bán trả lại

Có 156/152… - Giá trị hàng trả lại

Có 133: Thuế GTGT của hàng trả lại (nếu có)

 

B. GIẢM GIÁ HÀNG BÁN:

 

I. Cách xuất hóa đơn:

 

Trường hợp 1: Giảm giá ngay khi bán hàng

 

=> Giá ghi trên hóa đơn giao cho người mua khi bán hàng là giá đã giảm.

 

Trường hợp 2: Giảm giá sau khi bán hàng

Khi bán sau khi giao hàng và xuất hóa đơn cho người mua. Người mua phát hiện hàng hóa bị kém chất lượng, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

=> Hai bên tiến hành lập biên bản xác nhận hàng lỗi, kém chất lượng…. Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế cho hóa đơn đã lập.

 

II. Cách hạch toán:

 

1. Bên bán hàng:

 

Trường hợp 1: Giảm giá hàng bán ngay khi bán hàng

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán như các nghiệp vụ xuất hàng để bán hàng hằng ngày thông thường và kế toán phản ánh doanh thu theo giá trị hàng hóa đã giảm và tiền thuế tương ứng.

 

Trường hợp 2: Giảm giá hàng bán sau khi bán hàng

Sau khi hai bên thỏa thuận đồng ý lập biên bản xác nhận hàng lỗi, kém chất lượng và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế cho khách. Kế toán căn cứ vào hóa đơn này phản ánh:

 

-  Giảm doanh thu và thuế GTGT (nếu có) của hàng giảm giá:

Nợ TK 5213 (TT200) /TK 511 (TT133) – Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT hàng giảm giá (nếu có)

Có TK 111/112/131: Tổng tiền trả lại cho khách hàng

 

- Nếu DN áp dụng TT200 -> phát sinh TK 5212 -> Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

 

2. Bên mua hàng:

 

Sau khi nhận được khoản giảm giá hàng bán, kế toán căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phần bổ số giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ hoặc đã tiêu thụ trong kỳ:

 

Nợ TK 111/112/131 - Tổng tiền trả lại cho khách hàng

Có TK 156/152/… - Giá trị khoản giảm giá hàng bán của số HTK chưa tiêu thụ trong kỳ

Có TK 632 – giá trị khoản giảm giá hàng báng của số HTK đã tiêu thụ trong kỳ

Có 133 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng giảm giá (nếu có).

 

C. KÊ KHAI THUẾ

 

Khi lập hóa đơn điều chỉnh giảm và thay thế cho hóa đơn đã lập (cả 2 trường hợp hàng bán trả lại và giảm giá hàng bán) kế toán phải lập tờ khai GTGT cho tháng (hoặc quý) có hóa đơn bị sai sót.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm vấn đề kê khai thuế cho hóa đơn điều chỉnh thay thế tại bài viết: QUY ĐỊNH VỀ KÊ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH VÀ THAY THẾ.

 

------------------------------------------------------------------

 - Đại lý thuế ATT chuyên:

  • ​Dịch vụ kế toán thuế.
  • Cung cấp Hóa đơn điện tử, Chữ ký số.
  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thay đổi thông tin DN, tạm ngừng kinh doanh, giải thể DN

​- Hotline tư vấn: 0905.654.656: Ms Trang - 0935.069.669: Ms Toan

- Trụ sở chính: Tầng 4, 168 Lý Thái Tông,  Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

- Website: https://www.ketoanatt.com/

 

 

Danh mục bài viết

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1
Hôm nay: 105
Hotline tư vấn:
0905.654.656